Thông tin

Thủ tục tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy
Lĩnh vực: Tuyển sinh quân sự
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc Phòng
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ CHQS tỉnh
Cách thức thực hiện: Thí sinh trực tiếp đăng ký tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện.
Thời hạn giải quyết: - Thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký dự tuyển vào 02 đợt: + Đợt 1 vào tuấn 3, tuần 4 tháng 3; + Đợt 2 vào tuần 2 tháng 4; Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch công tác tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng hướng dẫn các đơn vị, địa phương về thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh dự tuyển.
Lệ phí: Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 135/2015/TT-BQP ngày 09/2/2015 của bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn một số chế độ chi tiêu cho hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong Quân đội. Trường hợp có thay đổi về quy định thu và sử dụng lệ phí, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo Bộ Quốc phòng hướng dẫn cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện. Các đơn vị, địa phương nơi thí sinh đến đăng ký sơ tuyển chịu trách nhiệm thu
Đối tượng thực hiện: Cá nhân
Kết quả thực hiện: Quyết định vào học của Hội đồng tuyển sinh các học viện nhà trường

Các bước

Thủ tục tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy

- Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018) và Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trong năm tuyển sinh và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển học sinh giỏi bậc Trung học phổ thông.

- Ban Tuyển sinh cấp huyện tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe (do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thực hiện): Khám lâm sàng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016  của Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm các chỉ tiêu: Thể lực, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ). Xét nghiệm cận lâm sàng gồm công thức máu, đường máu, chức năng gan (AST, ALT), chức năng thận (Ure, Creatinin); virus viêm gan B (HbsAg), virus viêm gan C (Anti-HCV); nước tiểu 10 thông số; siêu âm bụng tổng quát, điện tim, chụp X- quang tim phổi thẳng; sàng lọc HIV, ma túy (sử dụng test ma túy tổng hợp); các xét nghiệm khác (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ khám. Trường họp trúng tuyến, trong hồ sơ nhập học ngoài phiếu sức khoẻ phải có đủ các loại xét nghiệm (được làm tại trung tâm y tế cấp huyện trở lên) gồm: Phim X - quang chụp tim, phổi thẳng; kết quả điện tim; kết quả xét nghiệm HIV, ma tuý; Protein và đường nước tiếu.

- Thí sinh tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ đăng ký dự tuyển và trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển cho Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện; Khi đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển thí sinh phải mang theo Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc căn cước công dân), sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu.

- Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện tổ chức xác minh chính trị, gồm: Tình hình kinh tế, chính trị của gia đình; tình hình bản thân thí sinh; người cung cấp lý lịch. Xét duyệt hồ sơ sơ tuyển, kết luận cụ thể những trường hợp đủ tiêu chuẩn và những trường hợp không đủ tiêu chuẩn; tổng hợp số đủ tiêu chuẩn được dự tuyển theo từng trường, nộp hồ sơ và danh sách về Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh; trường hợp không đủ tiêu chuẩn dự tuyển phải thông báo lý do cụ thể tới thí sinh.

- Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh xét duyệt kết quả đề nghị của cấp huyện; tổng hợp, bàn giao hồ sơ, danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển cho các trường và báo cáo về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.

- Các trường tổ chức thẩm định và xét duyệt hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi:

a) Thành phần tổ xét duyệt do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định, gồm: Cán bộ ngành bảo vệ, thanh tra và các cơ quan chức năng của trường;

b) Tổ chức xét duyệt hồ sơ chặt chẽ, kiểm tra ảnh, lý lịch chính trị gia đình, kết quả khám sức khoẻ, chính sách ưu tiên và các nội dung kê khai trong hồ sơ sơ tuyển của thí sinh, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định để kết luận thí sinh đủ tiêu chuẩn hay không dự tuyển; Không nhận hồ sơ không đúng quy định, như: Xác minh do người đăng ký dự tuyển tự khai, tự xin xác nhận của cấp ủy địa phương; cấp ủy địa phương kết luận không rõ về lý lịch chính trị và điều kiện phát triển vào Đảng Cộng sản Việt Nam; hồ sơ không dán ảnh, không đóng dấu hoặc đóng dấu không rõ thì Hội đồng tuyển sinh trường trả hồ sơ cho Ban Tuyển sinh quân sự các địa phương, đơn vị để hoàn chỉnh, bổ sung; trường hợp có nghi vấn, hoặc có nội dung chưa rõ phải yêu cầu địa phương, đơn vị đăng ký dự tuyển làm rõ; hồ sơ không đủ tiêu chuẩn dự tuyển phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho thí sinh và địa phương, đơn vị.

c) Tổng hợp báo cáo kết quả xét duyệt hồ sơ về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ cho các đơn vị, địa phương sau 15 ngày và gửi thông báo kết quả sơ tuyển đến thí sinh đủ điều kiện dự tuyển 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. 

Hồ sơ

Thủ tục tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy

Thành phần hồ sơ đăng ký sơ tuyển, đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông:

- Hồ sơ đăng ký sơ tuyển: Sử dụng 01 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển đại học, cao đẳng do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng in, phát hành thống nhất trong toàn quốc, gồm:

+ 03 phiếu đăng ký sơ tuyển (Mẫu ĐK01-A, Mẫu ĐK01-B, Mẫu ĐK01-C);

+ 01 phiếu khám sức khoẻ;

+ 01 bản thẩm tra, xác minh lý lịch;

+ 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên (nếu có);

+ 04 ảnh chụp thẳng (kiểu chứng minh nhân dân), cỡ 4x6 cm theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 19 Thông tư này số 59/2021/TT-BQP.

- Hồ sơ đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: Sử dụng 01 bộ hồ sơ đăng ký dự thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.

Số lượng hồ sơ:01 bộ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký sơ tuyển, tuyển tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự Mẫu biểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng hằng năm;

- Phiếu đăng ký sơ tuyển, tuyển tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự Mẫu biểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng hằng năm;

- Phiếu đăng ký sơ tuyển, tuyển tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự Mẫu biểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng hằng năm;

- Bản thẩm tra xác minh lý lịch;

- Phiếu sức khỏe tuyển sinh quân sự.

 

 

Căn cứ pháp lý

Thủ tục tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy

- Luật Giáo dục đại học năm 2012, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 và Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008, năm 2014, năm 2019.

- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

- Luật Dân quân tự vệ năm 2019.

- Nghị định số 03/VBHN-BGDDT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 - Thông tư số 16/2016/TT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Thông tư 59/2021/TT-BQP ngày 11 tháng 6 năm 2021 quy định và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh

Yêu cầu

Thủ tục tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy

a) Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức

- Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức

+ Thực hiện theo Thông tư số 05/2019/TT-BQP ngày 16/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn chính trị của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Phẩm chất đạo đức tốt, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Trường hợp thí sinh là quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ.

b) Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi

* Trình độ văn hoá

- Tính đến thơi điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên) hoặc đã ttots nghiệp trình độ Trung cấp.

Người tốt nghiệp Trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông phải được học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa Trung học phổ thông theo quy định.

* Độ tuổi

- Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi (tính đến năm dự tuyển).

- Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi (tính đến năm dự tuyển).

c) Tiêu chuẩn về sức khoẻ

- Tiêu chuẩn chung: Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt điểm 1 và điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế- Bộ Quốc phòng Quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP), theo các chỉ tiêu: Thể lực (trừ chiều cao, cân nặng có quy định riêng); mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng); tai- mũi- họng; răng- hàm- mặt; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu và sản phụ khoa (đối với nữ);

- Một số tiêu chuẩn riêng, như sau:

+ Đối với các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không- Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng- Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:

Về thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt điểm 1 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên).

Về Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.

+ Đối với các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự và Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không- Không quân:

Về thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt điểm 1 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);

Về Mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt điểm 1 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (thị lực mắt phải đạt 10/10; tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên).

+ Đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt điểm 1 và điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;

+ Đối với thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: Cống, Màng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung;

+ Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;

+ Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân, chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng không- Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự.