Thông tin

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền Sở Y tế
Lĩnh vực: Lĩnh vục khám chữa bệnh nhân đạo
Cơ quan ban hành: UBND Tỉnh Hải Dương
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Y tế
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Y tế tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh
Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí: Không quy định
Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân
Kết quả thực hiện: Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Các bước

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền Sở Y tế

Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ qua đường bưu điện, thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định (Mẫu 09 Phụ lục XI Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016).

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ y tế, tổ chức nhân sự, phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 45 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét, thẩm định để cấp giấy phép hoạt động;

+ Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;

Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải tiến hành thẩm định cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định.

Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.

- Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Thời gian, địa điểm:

+ Thời gian: Trong giờ hành chính

+ Địa điểm: Tầng 1 Thư viện tỉnh Hải Dương, đường Tôn Đức Thắng – TP Hải Dương;

Hồ sơ

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền Sở Y tế

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 01 Phụ lục XI, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu (Phụ lục IV, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 02, Phụ lục XI, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

* Số lượng hồ sơ:  01 (bộ). 

Căn cứ pháp lý

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền Sở Y tế

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

- Luật Hoạt động Chữ thập đỏ số 11/2008/QH12 ngày 03/6/2008;

- Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

Yêu cầu

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền Sở Y tế

- Nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ;

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.

- Hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.

- Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ghi rõ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

- Có văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.