Thông tin

Thủ tục công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Lĩnh vực: Công tác dân tộc
Cơ quan ban hành: UBND Tỉnh Hải Dương
Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp Huyện
Cách thức thực hiện: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND thành phố Chí Linh
Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và hoàn thành trước ngày 15/12 của năm bình chọn, công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Lệ phí: Không
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Kết quả thực hiện: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận, phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện

Các bước

Thủ tục công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều 6 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg), việc lựa chọn, công nhận, phê duyệt danh sách người có uy tín được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Lập danh sách đề nghị công nhận người có uy tín Căn cứ hướng dẫn của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng thôn chủ trì tổ chức họp thôn (có sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn) để phổ biến về nội dung chính sách, tiêu chí, điều kiện, số lượng và đề cử danh sách lựa chọn người có uy tín (theo Mẫu số 01 của Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này) gửi Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn. Khi nhận được danh sách đề cử bình chọn người có uy tín của Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập văn bản đề nghị kèm theo biên bản họp liên tịch thôn (theo Mẫu số 02 của Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Kiểm tra và lập hồ sơ đề nghị công nhận người có uy tín Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, kiểm tra, lập văn bản đề nghị kèm theo biên bản kiểm tra (theo Mẫu số 03 của Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị kèm theo biên bản kiểm tra của các xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: Văn bản đề nghị kèm theo bản tổng hợp danh sách đề nghị công nhận người có uy tín theo Mẫu số 04 của Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này) gửi xin ý kiến của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của các huyện, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt danh sách người có uy tín Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản thống nhất của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận, phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn huyện (danh sách theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh) và Ủy ban Dân tộc (file mềm gửi qua email: vudantocthieuso@cema.gov.vn) kết quả thực hiện để theo dõi, chỉ đạo.

Căn cứ pháp lý

Thủ tục công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
- Quyết định số 12/2028/QĐ-TTg  ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
-Quyêt định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số 

Yêu cầu

Thủ tục công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
+ Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
+ Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
+ Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc.
+ Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư.
+ Có khả năng tuyên truyền, vận động, nắm bắt, xử lý thông tin và quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, cách ứng xử; được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
- Điều kiện:
+ Mỗi thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoặc thôn của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được lựa chọn, công nhận 01 (một) người có uy tín.
+ Trường hợp thôn thành lập mới do sáp nhập các thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoặc thôn của xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kể từ ngày 15/01/2024 trở đi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định số lượng và công nhận người có uy tín trong số người có uy tín được công nhận từ các thôn sáp nhập nhưng không quá tổng số lượng thôn được sáp nhập.