Thông tin

Xác lập quyền sử hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
Lĩnh vực: Lĩnh vực quản lý giá - công sản
Cơ quan ban hành: UBND Tỉnh Hải Dương
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài chính
Cách thức thực hiện: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (Tầng 1 Thư viện tỉnh, số 1 đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương)
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập Đoàn điện lực Việt Nam
Lệ phí: Không
Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện; đơn vị điện lực.
Kết quả thực hiện: Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Các bước

Xác lập quyền sử hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
Trình tự thực hiện:

a1) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện (Bên giao) lập hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình điện, gửi đơn vị điện lực (Bên nhận).

a2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bên giao gửi, Bên nhận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định 02/2024/NĐ-CP và lập Biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP ; trên cơ sở đó:

- Trường hợp công trình điện đủ điều kiện chuyển giao thì thực hiện kiểm kê, xác định giá trị công trình điện chuyển giao theo quy định tại khoản 4 Điều này; việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện được lập thành Biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Trường hợp công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao thì Bên nhận có văn bản thông báo cho Bên giao biết công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao, trong đó xác định cụ thể điều kiện không đáp ứng. Trường hợp Bên giao khắc phục các tồn tại để đáp ứng điều kiện chuyển giao thì được thực hiện các bước tiếp theo để chuyển giao theo quy định tại Nghị định này.

a3) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, xác định giá trị, Bên nhận có trách nhiệm lập hồ sơ để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (trong trường hợp công trình điện năm trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (trong trường hợp công trình điện nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên).

a4) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị không phù hợp.

Hồ sơ

Xác lập quyền sử hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
Thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ: (khoản 2, khoản 5 Điều 14 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ)

- Hồ sơ đề nghị chuyển giao (do tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện lập), gồm:

+ Văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện đề nghị chuyển giao quyền sở hữu công trình điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo Mẫu số 01 Phụ lục đính kèm Nghị định số 02/2024/NĐ-CP: 01 bản chính;

+ Quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công liên quan đến công trình điện, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình độc lập có liên quan đến công trình điện, Thông báo kết quả thẩm định dự án/công trình, Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): 01 bản sao;

+ Hồ sơ hoàn công, sơ đồ mặt bằng hành lang tuyến dây và mặt bằng trạm biến áp (nếu có): 01 bản sao;

+ Hồ sơ đất đai liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để đầu tư công trình và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao;

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); phương án chữa cháy, phương án phòng cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy: 01 bản sao.

Các bản sao là bản sao được chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trường hợp các hồ sơ này không có hoặc bị mất, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện có văn bản xác nhận về việc mất hồ sơ hoặc không có hồ sơ và chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình.

- Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (do đơn vị điện lực lập), gồm:

+ Văn bản của Bên nhận đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 01 bản chính;

+ Danh mục công trình điện do Bản nhận lập (thông số kỹ thuật, tình trạng công trình điện, năm đưa vào sử dụng, giá trị công trình điện): 01 bản chính;

+ Biên bản kiểm kê, xác định giá trị công trình điện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

+ Văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện đề nghị chuyển giao quyền sở hữu công trình điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 01 bản chính.

 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
 
 Tên, đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01 Phụ lục đính kèm Nghị định số 02/2024/NĐ-CP 

Căn cứ pháp lý

Xác lập quyền sử hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
Nghị định 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Yêu cầu

Xác lập quyền sử hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh tại thời điểm xây dựng hoặc tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao (đối với công trình điện quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP);

- Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;

- Công trình điện đang vận hành (đang được sử dụng để phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) bình thường tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;

- Công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác;

- Phải có khả năng cấp điện hoặc phát triển cấp điện cho các tổ chức, hộ dân tại địa phương.