Thông tin

Kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Lĩnh vực: Lĩnh vực Di sản văn hóa
Cơ quan ban hành: UBND Tỉnh Hải Dương
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cách thức thực hiện: Không quy định
Thời hạn giải quyết: Không quy định
Lệ phí: Không quy định
Đối tượng thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Kết quả thực hiện: Quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Các bước

Kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Trình tự thực hiện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê di tích, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố Danh mục kiểm kê di tích.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc kiểm kê di tích trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích.

Hồ sơ

Kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Thành phần hồ sơ
 Tờ trình của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương trình UBND tỉnh phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh (kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích).
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

Căn cứ pháp lý

Kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
- Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Yêu cầu

Kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: 
* Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.”
* Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; 
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.